K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2023

                                        Bài làm 

Việt Nam chúng ta đã phát triển và hòa bình như bây giờ chính là nhờ các vị anh hùng đã dành cả cuộc đời mình tham gia chiến đấu cách mạng vì nước vì dân .Trải dài trang giấy Lịch sử là những sự kiện Lịch sử vĩ đại ,chiến thắng dồn vang của những người anh hùng ,những người lãnh đạo để lại trong lòng con dân Việt Nam phải rung động ,cảm xúc vô cùng .Trong đó ,một sự kiện Lịch Sử vĩ đại mà đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất chính là sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ,khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà .

Gần 14 giờ ngày 2-9-1945 ,tưng bừng trong màu cờ đỏ ,người dân Hà Nội từ già trẻ ,gái trai đều ồ ập từ khắp các ngả tập trung tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) .Ai cũng cảm thấy rằng mình không thể bỏ lỡ sự kiện lớn lao này .Đội danh dự đứng nghiêm trang xung quanh lễ đài .Và bắt đầu buổi lễ lúc 14 giờ ,Bác Hồ cùng các vị trong Chính phủ bước lên lễ đài ,Bác giơ tay vẫy chào đồng bào .Tiếng vỗ tay người dân dồn dã khắp quảng trường .Với dáng điệu khoan thai ,Bác bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn Độc lập mà mọi người dân rất mong chờ trong buổi lễ hôm đó .Cất lên là giọng Bác trầm ấm ,rõ ràng làm cả biển người phải nín thở ,im phăng phắc để nghe cái giọng ấy của Bác :"Hỡi đồng bào cả nước " Tất cả mọi người đều được sinh ra và có quyền bình đẳng .Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy ,có quyền được sống ,quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc ..."Đang đọc giữa chừng Bác dừng lại và hỏi xem đồng bào có nghe rõ không .Hơn nửa triệu người cất tiếng nói vang như sấm : "Có !" . Khi nào nghe một câu nói đó của hơn nửa triệu người thì Bác mới đọc tiếp .Chi tiết này làm bao người dân xúc động và cảm thấy tình cảm của Bác dành cho người dân thật lớn lao dù chỉ là một việc nhỏ bé nhưng Bác vẫn vặn hỏi cho ra .Em ấn tượng nhất là cảnh cuối bản Tuyên ngôn Độc lập ,giọng Bác lúc ấy quyết liệt và rõ ràng : "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập ,và sự thật đã thành một nước tự do độc lập .Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng ,tính mạng và của cải để giữ quyền tự do ,độc lập ấy ." ý nghĩa khẳng định quyền tự do ,độc lập nước Việt Nam của câu nói cuối Bác đã đọc để lại cho em nhiều ấn tượng và tự hào vô cùng .

Dù buổi lễ ,sự kiện ngày hôm đó đã kết thúc nhưng vết tích của nó vẫn còn được lưu trữ lại trong sổ ,sách Lịch sử ngày nay .Em thật sự ấn tượng và tự hào vì mình là người Việt Nam .Em hứa sẽ học tập thật giỏi để sau này trở thành một công dân có ích cho xã hội .

26 tháng 4 2022

để mà nói phan đình giót đã để lại cho em ấn tượng nhất. ko ngại j quản gian lao khi thấy quân ta cứ lên bước thì lại bị địc bắn mà hi sinh họ gọi là mưa đạn . trong đó anh đã thấy mục tiêu lao vào để láy thân mình lấp lỗ châu mai. khi mới hơn 20 tuổi 

24 tháng 12 2022

giúp mình với

 

 

24 tháng 12 2022

Để mà nói phan đình giót đã để lại cho em ấn tượng nhất. ko ngại j quản gian lao khi thấy quân ta cứ lên bước thì lại bị địc bắn mà hi sinh họ gọi là mưa đạn . trong đó anh đã thấy mục tiêu lao vào để láy thân mình lấp lỗ châu mai. khi mới hơn 20 tuổi 

26 tháng 11 2023

Tham khảo:

Giới thiệu về anh hùng Đinh Núp

- Đinh Núp là người dân tộc Ba Na, sinh ra và lớn lên ở làng Stơr, K'bang (tỉnh Gia Lai). Đinh Núp mồ côi cha từ nhỏ, 15 tuổi bị bắt đi phu, Núp đã chứng kiến nhiều nỗi bất công, đau khổ của người dân dưới ách cai trị của thực dân Pháp nên sớm nung nấu tinh thần đấu tranh cách mạng.

- Năm Đinh Núp 22 tuổi, trong một lần quân Pháp về bắt phu, dân làng trốn hết vào rừng, một mình Núp ở lại, đứng sau gốc cây, dùng nỏ nhằm thẳng quân Pháp mà bắn. Mũi tên trúng vào một lính Pháp, một dòng máu đỏ chảy ra. Núp đem chuyện đó kể với dân làng. Đây là lần đầu tiên mọi người biết rằng lính Pháp cũng là người chứ không phải “quái vật không thể chết” như tin đồn. Từ đó, Núp đã cùng dân làng đánh Pháp.

- Năm 1955, Đinh Núp là người Tây Nguyên đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

- Tháng 5/1964, nhà nước Cu Ba đã mời anh hùng Núp sang thăm. Tại lần gặp gỡ này, Chủ tịch Cu Ba là Phi-đen Cát-xtơ-rô và anh hùng Núp đã kết nghĩa anh em.

NG
2 tháng 8 2023

Tham khảo:
Giới thiệu về anh hùng Đinh Núp
- Đinh Núp là người dân tộc Ba Na, sinh ra và lớn lên ở làng Stơr, K'bang (tỉnh Gia Lai). Đinh Núp mồ côi cha từ nhỏ, 15 tuổi bị bắt đi phu, Núp đã chứng kiến nhiều nỗi bất công, đau khổ của người dân dưới ách cai trị của thực dân Pháp nên sớm nung nấu tinh thần đấu tranh cách mạng.
- Năm Đinh Núp 22 tuổi, trong một lần quân Pháp về bắt phu, dân làng trốn hết vào rừng, một mình Núp ở lại, đứng sau gốc cây, dùng nỏ nhằm thẳng quân Pháp mà bắn. Mũi tên trúng vào một lính Pháp, một dòng máu đỏ chảy ra. Núp đem chuyện đó kể với dân làng. Đây là lần đầu tiên mọi người biết rằng lính Pháp cũng là người chứ không phải “quái vật không thể chết” như tin đồn. Từ đó, Núp đã cùng dân làng đánh Pháp.
- Năm 1955, Đinh Núp là người Tây Nguyên đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tháng 5/1964, nhà nước Cu Ba đã mời anh hùng Núp sang thăm. Tại lần gặp gỡ này, Chủ tịch Cu Ba là Phi-đen Cát-xtơ-rô và anh hùng Núp đã kết nghĩa anh em.

Nhân vật trong truyện lịch sử em ấn tượng nhất là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ông là vị tướng tài ba dưới thời nhà Trần. Không chỉ nổi tiếng với tài năng lãnh đạo còn là người yêu nước thương dân. Bên cạnh đó ông còn là người có cái nhìn xa trông rộng, đối xử với những chiến sĩ dưới trướng của mình như anh em ruột thịt. Khả năng lãnh đạo xuất chúng ấy đã giúp chúng ta dành chiến thắng trước bao kẻ thù xâm lược. Trần Quốc Tuấn mãi là niềm tự hào, là gương sáng cho bao thế hệ của đất nước noi theo.

27 tháng 9 2023

Hình ảnh Thánh Gióng ra trận là một hình ảnh tráng lệ, oai phong. Tráng sĩ vươn vai lớn bổng, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt nhảy lên ngựa xông pha ra trận giặc. Một người tráng sĩ cường tráng trên con ngựa phun lửa, đánh hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Khi roi sắt gẫy, người nhổ bụi tre để tiếp tục chiến đấu. Người mang một sức mạnh phi thường đánh tan hết bè lũ xâm lăng, bảo vệ bờ cõi. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng cưỡi ngựa cầm tre đánh giặc đã khắc sâu vào tâm trí người Việt và rồi con cháu đời sau vẫn mãi ghi nhớ công lao của vị anh hùng oai phong, lẫm liệt.

18 tháng 4 2017

Ngày đó, bà con mải làm ăn, chả quan tâm gì tới chính sự. Giặc Ân xâm chiếm đất nước, cũng chẳng ai quan tâm và đủ sức giúp nước. Có một bà mẹ trên đường đi giẫm phải 1 vết chân, về nhà có bầu, sanh 1 em bé. Em bé 3 năm không biết nói cười. Nhưng khi bé nghe có giặc thì đứng dạy, vươn vai, tập thể dục dưỡng sinh, rồi leo lên xe tăng (ngựa sắt) đánh giặc. Trên đường đi, buồn buồn nhổ bụi tre đánh giặc tới tấp. Gióng thắng trận trở về, chả kịp chào hỏi mẹ ra sao, vội vã bay mất.

19 tháng 4 2017

về Vũ Xuân Thiều cơ

25 tháng 5 2021

Tham khảo :

Ngày 1 – 9 – 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Do Đà Nẵng giáp với Phú Xuân, nên sự kiện đó đã đe doạ đến kinh đô và uy hiếp đến sự tồn vong của vương triều Nguyễn.
Trước tình hình đó, nhà Nguyễn đã cử nhiều danh tướng vào Đà Nẵng để chống Pháp. Và bước đầu đã giành được thắng lợi khi mà đã ngăn chặn được bước tiến của quân thù.
Tuy nhiên, trong lúc nhân dân đang đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thì triều đình Huế đã liên tục ký các hiệp ước đầu hàng Pháp, từ năm 1860 – 1862, các tỉnh Gia Định, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long rơi vào tay giặc.

25 tháng 5 2021
https://tech12h.com/de-bai/ke-lai-chien-thang-cua-nghia-quan-tay-son-tieu-diet-chinh-quyen-ho-trinh-cuoc-tien-cong-ra
8 tháng 4 2019

Ngày 1 – 9 – 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Do Đà Nẵng giáp với Phú Xuân, nên sự kiện đó đã đe doạ đến kinh đô và uy hiếp đến sự tồn vong của vương triều Nguyễn.
Trước tình hình đó, nhà Nguyễn đã cử nhiều danh tướng vào Đà Nẵng để chống Pháp. Và bước đầu đã giành được thắng lợi khi mà đã ngăn chặn được bước tiến của quân thù.
Tuy nhiên, trong lúc nhân dân đang đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thì triều đình Huế đã liên tục ký các hiệp ước đầu hàng Pháp, từ năm 1860 – 1862, các tỉnh Gia Định, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long rơi vào tay giặc.